Do người Đức đã kiểm soát bầu trời nên các tướng lĩnh Liên Xô tại Belarussia không dám cho máy bay cất cánh để trinh sát. Và thế là lực lượng bộ binh chủ yếu phải đoán mò cách bối trí lực lượng của đối phương. Pavlov ước tính quân của ông sẽ phải đối đầu với chỉ 1 hoặc 2 Sư đoàn xe tăng Đức. Nhưng đến ngày thứ 3 giao chiến, một đơn vị trinh sát Đức bị phục kích gần Slonim. Sau trận đánh, Hồng quân đã thu được bản đồ của một sĩ quan Đức và lập tức gởi về sở chỉ huy cho Dmitry Pavlov. Vừa liếc vào chiến lợi phẩm, Pavlov chợt nhận ra mình đã phạm phải một sai lầm khủng khiếp. Thay vì 1 hoặc 2 sư đoàn xe tăng, toàn bộ Tổ hợp Panzer Gruppe số 2 do Heinz Guderian chỉ huy, gồm 5 Sư đoàn xe tăng và 2 sư đoàn bộ binh cơ giới đều đang tiến về Minsk và Bobruisk. Điều đó đồng nghĩa với việc toàn bộ lực lượng của Pavlov sắp sửa bị bao vây. Ngay lập tức, ông ra lệnh cho toàn bộ quân của mình phải rút về những cánh rừng ở phía Đông. Nhưng mọi thứ đã quá muộn! Các sư đoàn xe tăng của Guderian ùa vào Slonim chặn đứng con đường duy nhất từ Bialystok quay về Minsk. Với địa hình đầm lầy và rừng rậm ở Belarussia, việc kiểm soát một con đường độc đạo như thế này có thể mang tính quyết định. Các đường rút lui khác đơn giản là không hề tồn tại.
Lúc này, các xe tăng Đức dường như có thể di chuyển tùy thích. Chỉ huy Đức giờ đây có thể toàn tâm tập trung tìm ra những điểm yếu trên phòng tuyến kẻ thủ, chọc thủng chúng, tiến công thần tốc và uy hiếp đối phương bằng chiến thuật hợp vây. Để duy trì đà tiến công, quân phát xít bỏ qua những ổ đề kháng ngoan cường. Chúng sẽ được các sư đoàn bộ binh phía sau xử lý.
Xe bọc thép, bộ binh cơ giới và xe tải chở bộ binh đi theo sau. Các đơn vị trinh sát dẫn đường sẽ giao chiến trước với đối phương. Cuối cùng là sự hiệp đồng chặt chẽ giữa không quân với các lực lượng trên mặt đất khiến cho năm 1941, Wehrmacht trở thành đạo quân không có đối thủ.
Các Tổ hợp Panzer Gruppe 2 và 3 của Guderian và Hoth nhằm hướng Moscow thẳng tiến. Nhưng giờ đây họ nhận được một mệnh lệnh khác: Minsk trở thành ưu tiên mới. Cả hai vị tướng đều cảm thấy bực mình vì họ vẫn xem Thủ đô nước Nga chính là phần thưởng lớn nhất. Tuy nhiên, cả hai đều phải miễn cưỡng điều động xe tăng của họ đến Minsk để giúp hoàn thành việc bao vây các đơn vị sắp bị tiêu diệt của Dmitry Pavlov.
Minsk đã bị ném bom kể từ ngày đầu chiến tranh. Từ những đống đổ nát, các cột khói lớn bốc cao che khuất cả mặt trời.
Giờ đây xe tăng Hermann Hoth tiến đến để kết thúc số phận thành phố này. Đầu tiên, quân Đức phải tìm đường vượt qua tuyến công sự phòng ngự của Liên Xô. Nhưng khi các sư đoàn của Hoth vừa chọc thủng phòng tuyến, lập tức họ bị phản công ngay và các đơn vị đi đầu bị cắt rời khỏi lực lượng phía sau. Tổ hợp Pazer Gruppe của Hoth, như sau này ông ta mô tả lại, đã phải: “Đột phá 45 cứ điểm của Hồng quân đóng dọc trên đường cao tốc trong bối cảnh giao tranh vô cùng ác liệt”.
Thế nhưng, chiến thuật đã được thủ thách và hoàn thiện qua các cuộc chiến trước đó. Lục quân Quốc xã cũng đã chứng minh được giá trị của mình. Các đơn vị xe tăng của Đức thường triển khai theo đội hình theo kiểu “chữ V” với hai gọng kìm hướng về phía kẻ thù. Chiến thuật này cho phép tăng phát xít tấn công trên một chiến trường hẹp với khoảng 50 đến 60 chiếc tập trung trên khoảng chiều dài chỉ chừng 1 cây số.
Trong năm 1941, Hồng quân đã bố trí pháo chống tăng dàn đều dọc theo chiến tuyến. Điều này đồng nghĩa với việc 50 xe tăng Đức chỉ phải đối mặt với 5 đến 10 khẩu pháo chống tăng. Xe tăng Đức áp đảo những khẩu pháo đó bằng sức mạnh số lượng, sau đó quay phải và trái để tấn công số pháo còn lại ở hai cánh và hậu phương.
Thực tế cho thấy, quân đội Soviet đã trang bị vũ khí không phù hợp, đã làm cho tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn. Pháo chống tăng 45 ly chủ lực của họ chỉ có thể bắn xuyên giáp trước của xe tăng Đức với một khoảng cách gần.
Sử dụng chiến thuật và vũ khí vượt trội, người Đức đã phá vỡ các tuyến phòng ngự của Hồng quân xung quanh Minsk chỉ sau 2 ngày giao tranh. Khi quân phát xít tiến vào thành phố, Dmitry Pavlov, chỉ huy Phương diện quân phía Tây của Liên Xô, chỉ có thể bất lực đứng nhìn “cái bẫy” sập xuống.
Cũng như các vị tướng Anh và Pháp trước đó, Pavlov đã bị choáng váng trước tốc độ và độ bao quát của chiến thuật “Chiến tranh chớp nhoáng” của Hitler. Tuy nhiên, dù sao Pavlov vẫn có một quyết định quan trọng đúng đắn: Ngay khi biết kế hoạch hợp vây của quân Đức, ông đã ra lệnh rút lui về phía Đông càng nhanh càng tốt. Điều đó giúp cho nhiều binh lính có cơ hội chiến đấu thoát vây. Từ đây, cánh quân do Pavlov chỉ huy quay đầu hướng về Minsk. Song, với phần lớn binh lính, phía đông cũng không phải là lối thoát.
Một tuần sau khi Đức xâm lược Liên Xô, hơn 300.000 chiến sĩ Hồng quân đã bị bao vây trong thành phố Bialystok và Minsk. Một số đơn vị đã tìm cách phá vòng vây tại nơi các vị trí quân Đức mỏng yếu nhất ở phía Đông Nam nhằm thoát khỏi “cái túi” của quân phát xít. Số còn lại, bao gồm cả Tập đoàn quân số 3 của Kuznetsov đã cố quay lại phòng tuyến của mình bằng cách bang qua đầm lầy và rừng rậm.
Với đà tiến nhanh của quân Đức, giờ đây tuyến phòng thủ của Hồng quân đã bị đảy lùi xa về phía Đông. Hầu hết những người lính này sẽ mất hàng tuần hành quân bộ, băng qua rừng rậm, trước khi về đến phòng tuyến của mình.
Quanh Bialystok và Minsk, hàng ngàn người đã thể thực hiện được kế hoạch đào thoát này. Họ kẹt lại, bị chết hoặc bắt làm tù binh. Trong một nỗ lực thoát vây cay đắng, tất cả đã chiến đâu kiên cường và cố gắng phản công trong tuyệt vọng. Tin thần dũng cảm của Hồng quân đã gây cho quân Đức những thiệt hại năng nề. Nhưng cuối cùng, 2 tuần sau khi bắt đầu cuộc xâm lược, sự kháng cự tại “cái túi” mà quân phát xít giăng ra đã đi đến hồi kết.
290 ngàn lính Liên Xô bị bắt làm tù binh, trong đó có rất ít người sống sót trở về.
Tướng Pavlov, chỉ huy Phương diện quân phía Tây cùng Tham mưu trưởng của ông, Thiếu tướng Klimovskikh và Tư lệnh Tập đoàn quân số 4 Korobkov cùng nhiều sĩ quan khác đã bị bắt vì tội hèn nhát và bất tài.
Ở phía nam Ukraine, lúc này Phương diện quân Tây Nam đang xoay sở để tránh bị bao vây trong tuần đầu của cuộc chiến. Quân Đức đã tiến được từ 150 đến 170 km. Trước thảm họa ở Minsk, Hồng quân buộc phải lùi về phòng tuyến sông Dnepr.
Giới chỉ huy cao cấp của Đức đã lên tinh thần rất cao sau những chiến thắng ban đầu. Họ khẳng định: Chắc chắn người Nga không thể trụ được sau khi mất mát quá nhiều binh sĩ, xe tăng và máy bay như vậy. Liên Xô sắp sụp đổ tới nơi rồi. Franz Halder, Tổng tham mưu trưởng Lục quân Đức đã viết: “Sẽ không quá đáng khi nói rằng cuộc chiến chống lại nước Nga đã thành công trong 14 ngày đầu tiên”.
Mục tiêu tiếp theo của người Đức là Smolensk, Nhưng mọi việc sẽ không đơn giản họ nghĩ. Thứ nhất, quân Đức vốn tập trung rất đông tại vùng biên giới để dồ sức cho các trận đánh ban đầu. Giờ đây lực lượng này buộc phải dàn mỏng để duy trì thế thượng phong, từ Baltic tới miền nam Ukraina. Thứ hai, các tập đoàn quân dự trữ của Liên Xô đã tới được chiến trường. Lực lượng không đóng vai trò gì trong các trận đánh ban đầu. Nhưng giờ đây họ đã bắt đầu án ngữ trên các dải bờ sông Dnepr và Dvina.
Các Tổ hợp Panzer Gruppe của Guderian và Hoth lại bắt đầu lăn bánh về hướng Đông. Lúc này, nhiệm vụ của họ là vượt lên trước lực lượng chủ lực để hợp vây ở phía đông Smolensk.
Thế nhưng chẳng bao lâu sau, Tập đoàn quân xe tăng số 2 của Guderian đã bị tấn công bởi các đơn vị Hồng quân mới toanh đến từ phía Đông. Sau khi giao tranh dữ dội, Heinz Guderian buộc phải lui về thế phòng thủ. Ngay sau đó Hoth cũng phải chuyển sang phòng ngự. Cuộc phản công của Hồng quân đã buộc các binh sĩ của Guderian phải bỏ lại Velikiye Luki. Đây là thành phố đầu tiên mà quân Nga chiếm lại được từ tay quân phát xít.
Tốc độ tấn công quá nhanh đã khiến Tập đoàn quân của Đức bị cô lập, chỉ đến khi lực lượng chủ lực bắt kịp thì họ mới có thể tiếp tục tiến quân.
Cụm Tập đoàn quân phía Bắc cũng gặp nhiều khó khăn. Đợt tấn công vào Novgorod đã phải dừng lại. Thêm nữa, Sư đoàn xe tăng số 8 nhận thấy họ đang bị bao vây gần thành phố Soltsyja và buộc phải chiến đấu để phá vây. Một sĩ quan Đức đã ghi lại trong nhật ký của mình: “Không còn cái cảm giác phiêu lưu khi tiến vào một quốc gia bại trận như đã cảm nhận được ở Pháp. Thay vào đó, chúng tôi gặp phải sự kháng cự, kháng cự không ngừng nghỉ. Bất kể chuyện ấy có vô vọng tới đâu chăng nữa”
Tới tháng 8, ở mức độ nào đó Hồng quân đã ổn định được tình hình. Một phòng tuyến đã được tái lập, cho phép hàng ngàn lính bị tụt lại bắt kịp với lực lượng đang rút lui. Sau khi nỗ lực vượt qua rừng rậm và đầm lầy hàng tháng trời, nhóm tàn binh của Kuznesov cuối cùng cũng đến được phòng tuyến quân mình.
Trong mùa Hè năm 1941, có rất nhiều binh sĩ tụt hậu như vậy khi đi về hướng Đông, mỗi nhóm độ vài chục cho đến hàng ngàn người hoặc hơn thế.
Trong khi đó, Tướng Guderian đang chuẩn bị cuộc tấn công tổng lực mới vào Moscow. Ngày 21/8, các đơn vị của ông ta đã tiến đến những vị trí bàn đạp gần thành phố Starodub. Nhưng cùng ngày, Hitler đã ban hành một chỉ thị gây sốc cho Tư lệnh các Tập đoàn quân phát xít, như Tổng Tham mưu trưởng Franz Halder đã mô tả: “Nó là thời điểm quyết định cho toàn bộ chiến dịch”.
Cụm Tập đoàn quân Trung tâm bị từ chối cho phép tiến về Moscow. Thay vào đó, Hoth được lệnh di chuyển lên phía Bắc để tăng cường cho cuộc tấn công Leningrad. Còn Guderian thì được lệnh đi về phía Nam để giúp bao vây Hồng quân ở tại Ukraina.
Ngay lập tức, Guderian bay về Berlin để xin hội kiến Hitler. Trong bài phát biểu cá nhân, ông ta hăng hái giải thích, bây giờ là thời điểm thích hợp nhất để tấn công Moscow. Trong hồi ký của mình, Guderian đã viết: “Tôi đã chỉ ra những hậu quả nghiêm trọng chắc chắn sẽ phát sinh khi chiến dịch ở miền Nam kéo dài quá lâu. Nếu chuyện này xảy ra, sẽ là quá muộn để tấn công Moscow”
Hitler và Bộ Tổng Tham mưu Wehrmacht vẫn bảo lưu quyết định. Mùa Hè sắp kết thúc, Cụm Tập đoàn quân của Guderian phải tấn công về phía Nam nhằm thẳng vào “mạng sườn” của Phương diện quânTây Nam Liên Xô. Nếu quân phát xít kiểm soát được các đầu cầu bắc qua sông Dnepr, lực lượng Hồng quân phòng thủ Kiev sẽ bị mắc kẹt toàn bộ.
Sau khi thoát khỏi vòng vây ở Minsk, tướng Kuznetsov được bổ nhiệm làm Ttư lệnh Tập đoàn quân 21. Binh lính của ông phải đối đầu với Tập đoàn quân số 2 của Guderian. Bộ Tư lệnh tối cao quân đội Xô Viết phải đưa quyết định chọn lựa: Hoặc chống lại quân Đức dọc theo sông Dnepr và có nguy cơ tiếp tục bị bao vây lớn hơn nếu phòng tuyến bị vỡ. Hoặc rút lui về phía Đông để binh sĩ có thêm không gian và thời gian để hồi phục. Cuối cùng, các tướng lính đã quyết định: Phòng tuyến Dnepr quá mạnh và không thể bỏ lại.
Các sư đoàn xe tăng Đức bị theo dõi chặt chẽ. Nhưng vào tháng 8, có vẻ như chúng đang chuẩn bị tiến về Moscow. Mối đe dọa chính đối với Phương diện quân Tây Nam dường như đến từ phía Tập đoàn quân của Ewal von Kleist vốn đã tiến xa về phía Nam hướng vùng hạ lưu sông Dnepr.
Tháng 8/1941, Hồng quân rơi vào tình trạng thiếu xe tăng trầm trọng. Các đơn vị cơ giới bị thiệt hại không thể hồi phục. Ví dụ như Tập đoàn quân 21 của Tướng Kuznetsov chỉ còn vỏn vẹn…16 xe tăng. Với lực lượng què quặt và yếu ớt, quân của Kuznetsov dễ dàng bị các đơn vị phát xít gạt sang một bên để hướng về Lokhvitsa, cách 125 dặm về phía Đông Kiev.
Lúc này, Heinz Guderian sắp chia cắt tất cả các đơn vị quân đội Xô Viết bảo vệ thủ đô Ukraina. Có vẻ đây chính là thời điểm để ra lệnh cho các đơn vị thuộc Phương diện quân Tây Nam rút lui. Thế nhưng Bộ Tư lệnh Tối cao Hồng quân lại lưỡng lự chờ đợi các thông tin mới từ mặt trận. Trong khi đó, người Đức đã tăng cường sức mạnh tại các cây cầu vượt sông Dnepr, gần thành phố Kremenchug. Tại đây, quân phát xít đã xây dựng một chiếc cầu phao khổng lồ dài nửa dặm, nhằm giúp Tập đoàn quân xe tăng số 1 của von Kleist phóng hết tốc lực về Kremenchug. Xe tăng Đức vượt sông Dnepr dưới sự che chở của bóng tối và mưa gió để hội quân với lực lượng của Guderian tại Lokhvitsa.
Bộ Tư lệnh Tối cao quân đội Xô Viết đã do dự quá lâu. Tất cả các đơn vị của Phương diện quân Tây Nam trong khu vực Kiev giờ đây đã bị mắc kẹt. Đối với Hồng quân, việc vành đai bao vây Kiev khép kín đồng nghĩa với một thảm họa kinh hoàng. Đó là cuộc bao vây lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới. Ước tính có khoảng 532.000 binh sĩ bị bao vây ở Kiev và chỉ có gần 20.000 người thoát được.
Cuộc chiến trong “cái túi” mang tên Kiev kéo dài cho đến cuối tháng 9. Việc thiếu hụt xe tăng trầm trọng của Hồng quân đã bị bại lộ khi chỉ có 50 chiếc bị bắt trong trận Kiev. Khi đó, chỉ cần một mình Tập đoàn quân Trung tâm đã đủ bẻ gãy lực lượng Hồng quân mà không cần đến các lực lượng của Guderian và Hoth hỗ trợ.
Liên Xô bắt đầu tổ chức các đợt phản công với quy mô lớn gần Smolensk. Trong những trận chiến tuyệt vọng, các đơn vị “Cận vệ” mới ra đời. Do đã thể hiện sự dũng cảm trong trận giao tranh ác liệt quanh Yelnja, Sư đoàn bộ binh số 100 đã được trao danh hiệu “Sư đoàn bộ binh Cận vệ“.
Tướng Hoth sau này viết lại: “Chúng tôi hứng chịu tổn thất nặng nề, đặc biệt là số sĩ quan cấp úy. Thiệt hại cao hơn các cuộc tấn công trước đó rất nhiều và và chúng tôi chỉ khôi phục được phần nào nhờ việc bổ sung quân số”.
Theo lịch trình của Bộ Tổng Tham Mưu quân phát xít, Liên Xô được cho là sẽ sụp đổ trong vòng một tháng giao chiến nữa. Nhưng các đơn vị lính Đức trên tuyến đầu lúc này đã quá mệt mỏi. Mục tiêu cuối cùng của họ dường như ngày càng xa hơn.
Phía bên kia, Hồng quân cũng đang tuyệt vọng với việc rất nhiều binh sĩ bị bao vây tại Kiev. Bộ Tư lệnh Tối cao Hồng quân buộc phải tung tất cả các đơn vị có trong tay ra mặt trận.
Giờ đây, khi “cái túi” Kiev cuối cùng cũng đã bị nghiền nát, Tổ hợp Panzer Gruppe của Guderian, Hoepner và Hoth lại hướng về Moscow. Trong số các vị tướng này, Guderian sẽ bị bãi nhiệm chỉ vài tháng sau đó. Hoepner sẽ bị Hitler cách chức vì hèn nhát và không tuân lệnh. Chỉ còn “Bố già” Hoth là giữ được vị trí.
Trong khi đó, trận đánh Moscow… Stalingrad… và trận đánh chiếm lại Belarussia… Tất cả đều đang chờ đợi Tướng Vasily Kuznetsov. Năm 1945, quân của ông sẽ dẫn đầu cuộc công phá Berlin và chiếm Tòa nhà Quốc Hội Đức.
Và vào ngày 1/5/1945 các chiến sĩ của sư đoàn số 150 thuộc Tập đoàn quân Xung kích số 1 của Tướng Kuznetsov, trong đó có Trung sĩ Aleksey Egorov (người Nga) và Hạ sĩ Meliton Kantarya (người Gruzia) sẽ đại diện cho các dân tộc Xô Viết chiến thắng cắm lá cờ búa liềm, quốc kỳ Liên Xô, lên nóc Tòa nhà Quốc hội Đức.
Nhưng giờ đây chiến tranh chỉ mới được ba tháng và trong vài ngày nữa, trận chiến tại Moscow sẽ bắt đầu.